Ám Hành Ngự Sử – Cây Đại Thụ
“Việc Gì Đúng Thì Sẽ Luôn Đúng …”
——***——
Mình có một niềm đam mê … đọc truyện tranh từ hồi còn bé xíu (!!!) Có thể nói “Thế Giới Trong Những Trang Truyện” có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sáng tạo cũng như màu sắc trong cuộc sống của mình sau này …
Đến khi … lớn đùng : Mình vẫn mê đọc truyện tranh – phần vì những bộ truyện cũ tác giả … vẫn chưa vẽ xong (như One Piece) Phần nhiều hơn, là mình dần có một cái nhìn khác mỗi khi đọc – dù là đọc lại những trang truyện cũ – đã không còn như ngày thơ bé nữa
Không hiểu sao : bằng cách nào đó – vô tình hay hữu ý – mình lại thường ghi nhớ những mẩu hội thoại nho nhỏ, đôi khi là ngẫn nhiên – trong những trang truyện, mình dần nhận ra, đôi khi những “điều nho nhỏ” : Hóa ra lại chứa đựng tâm tư của tác giả – những cách “gửi gắm” đó, dù không “đao to búa lớn” – nhưng lại khiến mình thích mê …
——***——
Ám Hành Ngự Sử (Nhật: 新暗行御史 Shin Angyō Onshi?, 신암행어사 Sinamhaengeosa) là bộ truyện tranh ngắn (78 chap – quá ngắn so với hơn 1000 chap của One Piece) truyện do 2 tác giả người Hàn Xẻng Youn In-Wan và Yang Kyung-il vẽ : Mình đọc bộ này đã khá lâu, có lẽ là cùng thời với “Ares – Kiếm Sĩ Lang Thang” (thời kỳ max rảnh ?!) ban đầu chỉ ấn tượng vì nét vẽ tuyệt vời, cực kỳ chau chuốt trong từng khung tranh – mấy nhân vật chính đều có mái tóc được rất đẹp (!!!)
Đọc lần đầu, ngoài vẽ đẹp ra, thì chỉ toàn thấy “đánh nhau” và “đánh nhau” – nhưng đọc đến lần 2, thì mình lại có một vài suy nghĩ khác – và giờ, đã là lần thứ 5-6 đọc lại bộ này rồi, ngay lúc này đang … “tìm ảnh” để viết bài này – cũng lại thành 1 lần đọc lại – hết cả 1 buổi tối (!!!)
Nhân vật chính – tất nhiên – một hình tượng Đại Soái Munsu theo chủ nghĩa anh hùng, bề ngoài ngang tàng, thích làm mọi thứ theo ý mình, có phần hơi “điên” – “Đại Soái” tất nhiên là mơ ước của tất cả các “cậu trai” mới lớn, trong đó – lại càng dĩ nhiên hơn – có người sức khỏe yếu ốm từ nhỏ – như mình …
“Đại Soái” Munsu có mái tóc “lòa xòa” – mình ưng (^
“Đại Soái” đẹp trai và “anh hùng” đến như vậy – không thể thiếu “Gái xinh” xung quanh được – mình lại càng “ưng” điểm này nữa (!!!)
Và đây là đoạn hội thoại “để đời” mà công chúa – cũng là bạn thơ ấu của Đại Soái – đã kể – Khi người chị song sinh hỏi xem “Thế Đại Soái Munsun là người như thế nào ???!!!”
Câu Chuyện Về “Cây Keo” Huyền Thoại … Câu chuyện mà mình đã nhiều lần nhắc đến ngoài cuộc sống thường nhật – không chỉ một lần (!!!) (*) Tóm tắt câu chuyện phía dưới :
“Ngày xưa ở một ngôi làng nọ dưới chân núi, có 01 cây Keo cổ thụ, rễ của nó rất lớn và ăn sâu vào lòng đất …
Tuy nhiên cây rễ chùm thì bóng cây luôn tỉ lệ thuận với diện tích rễ phía dưới … dân làng cho rằng bóng của cây Keo khiến cho hoa màu không lớn nổi – Họ đòi chặt cái cây đó đi (!!!)
Duy chỉ có cậu bé “giang hồ” ở đầu làng thường hay ngồi dưới bóng cây là phản đối … phản đối – bằng mọi giá cậu không cho phép dân làng chặt bỏ cây Keo đó …
Xích mích đã nổ ra, cậu bé thậm chí còn mang tiếng xấu – nhưng cậu vẫn giữ vững quyết định cũng như hành động của mình …
Một ngày nọ trời mưa kéo dài và có vẻ như Lũ Quét từ trên Núi đổ xuống đã cuốn đi mọi thứ, bao gồm cả nhiều ngôi làng bên cạnh, duy chỉ có ngôi làng hiện tại là nhờ có rễ của cây Keo cổ thụ nên vẫn còn nguyên vẹn, không bị lũ quét cuốn trôi đi mất …
Dân làng rất ngạc nhiên, mới tìm gặp cậu bé hỏi rằng :
-Có phải cậu đã biết trước được kết quả này nên mới ngăn không cho dân làng đốn chặt cây Keo đúng không ???!!!
Cậu bẻ thủng thẳng trả lời rằng : Cậu hoàn toàn không biết đến những điều đó, chỉ đơn giản là cậu cảm thấy cần làm những điều đúng đắn …
“Việc gì vốn đã đúng, thì sẽ mãi mãi đúng”
Chẳng cần thanh minh, chẳng cần giải thích, thậm chí chẳng cần lý do …
——-***——-
Trong cuộc sống, và nhất là trong công việc hàng ngày : Với vai trò là một bác sĩ Hồi Sức Cấp Cứu – là đơn vị tiếp nhận mặt bệnh từ Nặng – Cho đến Rất Nặng – Nguy Kịch từ ban đầu – Bệnh nhân đến với mình đều vô cùng Bất Ngờ / Đột Ngột / và Nặng Nề (!!!)
Đôi khi bệnh nhân diễn biến chỉ trong … vài phút (…)
Không chỉ vậy, bệnh nhân thường không có nhiều thông tin, thậm chí hoàn toàn không có bất cứ thông tin hay “gợi ý” gì (bệnh nhân hôn mê, tai nạn, chấn thương, sống neo đơn, không có người thân …vv.) chứ đừng nói là có “Sự Chuẩn Bị” hay các thông tin cần thiết như Bệnh Sử, Toa Thuốc Đang Dùng, Kết Quả Xét Nghiệm …vv Như khi làm ở những chuyên khoa khác (…)
Chính vì đặc thù công việc như vậy, nên đôi khi – những quyết định mình đưa ra – đều hết sức nhanh gọn, quyết đoán – người ngoài nhìn vào thậm chí còn có phần “Quá Tay” thậm chí bị đánh giá là “Điên Rồ” (!!!) Và còn nhiều “Điều Tiếng” khác nữa …
Nhưng có lẽ sự “Cố Chấp” đã ăn sâu vào trong tính cách của mình – và ở trong trường hợp này – với mình – lại là sự cần thiết
Miễn sao bản thân mình tin rằng : Những quyết định mà mình đưa ra, sẽ đem lại lợi ích cho bệnh nhân …
——***——
Ngày 18.9.2020 mình đã đăng 1 bài “vừa vui – vừa thấm” giống như cách làm quen thuộc của mình vậy – là để ghi nhớ kỷ niệm về bệnh nhân bị Phản Vệ với Kim Tiền Thảo – đây là một trong những trường hợp Sốc Phản Vệ “dai dẳng” đáng nhớ – khi mà bệnh nhân bị Phản Vệ Chậm sau uống thuốc nhiều ngày – tái sốc nhiều cơn dai dẳng – rất nguy hiểm
Nội dung bài viết như sau :
Bác sĩ đàn em hỏi :
-Bệnh nhân Shock Phản Vệ rõ ràng rồi, anh cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này rồi (!!!) Sao anh còn làm thêm cả marker sốt xuất huyết (???!!!) Như thế là lạm dụng xét nghiệm …
Mình cười bảo :
-Trước anh đã gặp một bệnh nhân phản vệ, chẩn đoán và xử trí xong xuôi rồi, nhưng chồng bệnh nhân lại nghe hai bà nằm giường bên cạnh “mách” bảo :
“Tôi đã nói là cô nhà bị sốt xuất huyết rồi, nổi đầy nốt đỏ trên người chắc chắn là sốt xuất huyết, bọn bác sĩ không đoán ra bệnh nên cô nhà mình mới bị “sốc” tí chết đấy (!!!)”
Thế là gia đình bệnh nhân đâm đơn kiện khắp nơi (!!!)
Rất may mẫu máu lưu tại bệnh viện hơn 1 tuần vẫn có thể làm test sốt xuất huyết với nguyên giá trị, kết quả âm tính – bác sĩ không bị kiện nữa nhưng gia đình bệnh nhân cũng không phản hồi hay xin lỗi gì mà lặng lẽ rút đơn …
Đối với những bệnh cảnh hoàn toàn chẩn đoán dựa vào lâm sàng – không có xét nghiệm nào đặc hiệu để làm căn cứ chẩn đoán – thì khả năng xảy ra kiện tụng là rất cao – nhất là trong thời đại y học thực chứng, làm việc với nhau bằng văn bản giấy tờ, bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như kẻ thù (!!!)
Vì thế đôi khi phải tìm kiếm những kết quả âm tính để làm chứng cứ
Bác sĩ đàn em gật gù tán thưởng :
-Anh đúng là cẩn thận chu đáo (!!!)
Anh dính “phốt” nhiều rồi em ơi …
Nội dung bài viết : Đọc lên thì nghe có vẻ vui vẻ – có phần hơi “tếu” (!!!)
Nhưng lại là thực tế …
Thực tế lâm sàng bệnh nhân sốc phản vệ biểu hiện da muôn hình vạn trạng, rất khó để phân biệt với các bệnh cảnh có kèm biểu hiện da khác (phổ biến nhất là sốt xuất huyết)
Bên cạnh đó, câu chuyện “Nghe bệnh nhân giường bên cạnh nói là bệnh nhân phản vệ đang nguy kịch – bị sốt xuất huyết – rồi vác đơn đi kiện (!!!)” Là 1 câu chuyện hoàn toàn có thật – mình sẽ chia sẻ vào một dịp khác (…)
Để phân biệt dấu hiệu dưới da là nốt xuất huyết / hay do dị ứng – có nhiều phương pháp : Như trong hình, mình đang dùng nghiệm pháp “ấn kính” : Dùng lam kính căng da / ấn lên dấu nghi ngờ xuất huyết dưới da – nếu là xuất huyết, dấu đỏ không biến mất
Ảnh 1 : Đặt lam kính lên trên dấu vết nghi ngờ :
Ảnh 2 : Ấn lam kính xuống bề mặt da – dấu nghi ngờ biến mất
Như vậy trong trường hợp này : Dấu lam kính (âm tính) chứng tỏ dấu nghi ngờ không phải xuất huyết
Dù vậy tất cả những việc làm kể trên hoàn toàn là Lâm Sàng – tức bác sĩ hò nhau tự khám bệnh và tự kết luận – không thể hiện được “bằng chứng” trong hồ sơ bệnh án : Muốn thể hiện được “bằng chứng” trong hồ sơ bệnh án – cần làm xét nghiệm miễn dịch sốt xuất huyết : Test Dengue NS1 & IgM (âm tính)
Thực tế lâm sàng bệnh nhân vừa có dấu hiệu da – vừa kèm theo sốt – rất khó để phân biệt chắc chắn Phản Vệ / Sốt Xuất Huyết hay Sốc Sốt Xuất Huyết
——***——
Có thể nói : Đây là 1 bài đăng hết sức bình thường, không chỉ là “vui” hay “chia sẻ kinh nghiệm”
Mà thực tế mình đã làm như vậy (!!!)
Tuy nhiên, sau khi mình đăng bài thì có nhiều page mạng bắt đầu “copy” và đăng tải lại …
Ví dụ 1 bài “cóp-bết” lại trên mạng :
Và điều đáng buồn ở đây : Chính là sự “Công Kích Cá Nhân” từ chính những tài khoản – của những người làm trong ngành Y
Và đây là “Đỉnh Điểm”
Và còn nhiều comment “Công Kích” khác nữa …
Thôi, thời điểm đó mình “tạm thời” bỏ qua (!!!)
Dù sao thì trong trường hợp bệnh nhân cụ thể hiện tại – bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, xuất viện, khỏe mạnh, và trở về với cuộc sống bình thường – đó mới là điều quan trọng nhất (!!!)
——***——
Nhưng đôi lúc nghĩ lại – mình vẫn có chút … chạnh lòng – dù chỉ một chút thôi – mình băn khoăn liệu những bệnh nhân tiếp theo – mình có còn “lựa chọn” làm test Sốt Xuất Huyết cho bệnh nhân – khi nghi ngờ – hay là không (…)
Bị “Công kích” – nói là chỉ là 1 comment chẳng đâu vào đâu – nhưng cũng buồn chứ (…)
Nỗi buồn cũng “dai dẳng” mãi một thời gian
——***——
Cho đến 4 tháng sau, trong đêm trực, lúc 1h sáng, mình gặp một trường hợp bệnh nhân nữ trẻ tuổi, bị sốc rất nặng – nhờ xử trí cấp cứu kịp thời – mà bệnh nhân qua được cơn nguy kịch – tuy nhiên dù các vấn đề Phản Vệ Nặng đã cơ bản được kiểm soát , nhưng bệnh nhân vẫn sốt đến 40 độ C (!!!???)
Lúc này mình vẫn quyết định sẽ làm test Sốt Xuất Huyết Denge cho bệnh nhân : Kết quả Dengue NS1 dương tính – Bệnh nhân Phản Vệ kèm theo Sốt Xuất Huyết (!!!)
Chính vì phát hiện sớm bệnh nhân bị Sốt Xuất Huyết Ngày 1-2 : Nên có thể giúp các bác sĩ tiên lượng được diễn biến cũng như có các biện pháp theo dõi cho phù hợp – Vì ngoài sốc Phản Vệ bệnh nhân sẽ còn phải đối mặt với nguy cơ “Sốc Sốt Xuất Huyết” vào ngày 5-6 nữa (!!!)
Bệnh nhân rất may nhờ được theo dõi sát sao (các bác sĩ đếm từng ngày) và tiên lượng đúng đắn – nên đến ngày thứ 7 đều không xuất hiện diễn biến xấu – và được xuất viện ngay sau đó …
Các bạn có thể đọc kỹ hơn về case lâm sàng này tại đây : Case Lâm Sàng : Trường Hợp Bệnh Nhân Sinh Năm 2001 Sốt Xuất Huyết Dengue Ngày 1 – Phản Vệ Độ II Chuyển Độ III (Tụt Huyết Áp) Sau Khi Uống Thuốc Cảm Cúm Không Rõ Loại
Thiết Nghĩ : Thay vì mối lo sợ mơ hồ bị đồng nghiệp “công kích” hay bị bảo hiểm “xuất toán” gấp 10 lần – lên đến vài triệu – vài chục triệu – đi chăng nữa (…) thì cũng chẳng là gì đáng kể, so với việc bệnh nhân được chẩn đoán đúng, được tiên lượng đúng đắn, và từ đó có được phương pháp cũng như chiến lượng điều trị tốt nhất …
Bác sĩ, từ bao giờ lại “sợ” làm những điều đúng đắn (???!!!)
——***——
Dù sau này có trường hợp tương tự diễn ra, hay được phép lựa chọn lại … thì chắc chắn một điều rằng : Mình sẽ vẫn hành động như vậy mà thôi
Sẽ không bao giờ thay đổi …
——***——
Và … Thay Cho Lời Kết :
“Bố mài suy nghĩ mấy tháng trời rồi …
Công kích, công kích cái cục cứt ấy mà công kích !!!”
Một bài viết rất hay và ý nghĩa!
Chúc bác sĩ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời và bài viết hay 👍💪
Idol 🙂